Saturday, May 7, 2016

[Tổng quan] Thanh dẫn Busway (Busduct) P3

Busway, Busduct


Đây là phần cuối cùng khi tìm hiểu tổng quan về Busway, ở phần này chúng ta sẽ tìm hiểu một số đặc điểm khác của Busway


1. Các chuẩn Busway thường dùng và IP hiện tại:

   Trên thế giới và Việt nam hiện dùng phổ biến loại busway:
- 3P+100%N+100%E  = housing
- Vỏ nhôm (Alluminum Housing) 
- Lõi dẫn điện Đồng hay nhôm (CU or AL)
- IP 54 
- IEC 60439-1/2 
- Test ngắn mạch ASTA, hay TTA 
   (Loại IP 42 thế giới hầu như đã loại bỏ, tuy nhiên vẫn duy trì ở các nước nghèo, tiêu chuẩn thấp. Loại này cho phép bụi có kích thước dưới 1mm vẫn có thể thâm nhập vào thanh dẫn, và chống nước kém hơn IP 54. Chi phí chế tạo IP 54 hoàn toàn không cao hơn đáng kể so với IP 42, nhưng dây chuyền công nghệ nếu thay đổi, không dễ, hoặc thêm các chất keo dán vào các vị trí nối phát sinh công lao động). 
   Loại IP 65 rất ít khi đuợc sử dụng. 
   Ngoài ra còn có loại bus duct Cast Resin IP 68 dùng ngoài trời, có thể ngâm nước, hay dưới lòng đất, do toàn bộ phần cách diện và phần vỏ, các đầu nối đều đuợc đổ Epoxy thành 1 khối. 

2. Gía thành của cáp so với thanh dẫn:
   Nếu dòng tổng quá nhỏ, dùng cáp sẽ lợi hơn thanh dẫn, và khi dòng lớn thì dùng thanh dẫn lợi hơn. Vậy tiêu chuẩn dòng là bao nhiêu thì nên dùng thanh dẫn. Theo thống kê tại HQ, từ các công ty xây dựng toàn cầu như Huyndai, Kumho, GS. Tất cả các công trình có dòng tổng từ 630A trờ lên, thì dùng thanh dẫn (Busway) là kinh tế nhất (cân đối tất cả các chi phí của 2 loại). Chính vì vậy, tất cả các hãng hầu như chỉ sản xuất ít nhất là từ 630 A trở lên đến 6300A (riêng LS Cable sản xuất từ 630 lên tới 7500A). 

   Tại Việt nam, do chi phí nhân công thấp, nên phần nhân công lắp đặt cũng sẽ hạ theo, do vậy. Tại Việt nam, nếu sử dụng thanh dẫn nhôm thì bắt đầu từ 1000A, sẽ rẻ hơn cáp, và khi dùng thanh dẫn Đồng từ 1250-1600A trở lên sẽ rẻ hơn cáp (đây là phần chi phí, ngoài ra không gian tiết kiệm đuợc do dùng thanh dẫn cũng khá lớn). 
   Tuy nhiên do cần về thẩm mỹ, tiết kiệm diện tích, nên hầu như từ cuối năm 2008, các công trình văn phòng từ 800 A trở lên đều dùng thanh dẫn. Ở dòng tải 800A nếu dùng thanh dẫn nhôm thì chi phí đắt hơn cáp khoảng 10%. 

(Ghi chú: Các hãng sản xuất nhỏ, thị trường hẹp, công nghệ không hiện đại, giá thành sản xuất cũng không hề rẻ, do chi phí duy trì nhà máy, và đội ngũ hoạt động thương mại, dịch vụ). 

3. Sự cố của các công trình lắp đặt Busway:
   Trên phạm vi toàn cầu, sự cố về thanh dẫn xảy ra với hầu hết tất cả các hãng tại các công trình cụ thể. Nhìn chung, các sự cố được các hãng tổng kết như sau: 
- Do chế tạo: hầu như rất ít gặp, vì tất cả nhà máy đều test (cách điện với Mega Ohm kế - (phải đạt giá trị vô cực) và phóng điện với điện áp 3000VDC từng sản phẩm trước khi xuất xưởng. Trừ trường hợp do va đập khi vận chuyển, tác động cơ học ( vặn, xoắn),…Do vậy việc kiểm tra trước và sau khi lắp đặt là bắt buộc để loại bỏ sản phẩm không đạt. 
- Do đầu nối không chặt: dẫn đến gây phóng điện và hư hỏng. Để khắc phục, các hãng toàn cầu có loại đầu nối siết chặt bằng buloon 2 đầu, khi siết vào, chỉ cần siết 1 đầu trên đến khi ốc trên văng ra là đủ độ siết (800-1000kgN/cm2) 
- Do thấm nước: Hầu như tất cả các hãng với IP 54 khi xảy ra tình trạnh thấm nước lâu dài sẽ đều dẫn đến sự cố cho hệ thanh dẫn. Do vậy môi truờng bảo quản và vị trí lắp đặt thanh dẫn khô ráo là bắt buộc. 
- Do tất cả các tải nặng đều cùng khởi động cùng 1 lúc: Rất ít khi, nhưng đã có trường hợp xảy ra trên thế giới.
- Do vật dẫn điện lạ làm ngắn mạch các ruột dẫn điện tại vị trí nối: đây là lỗi do lắp đặt và tất cả các hãng cũng phải chào thua khi xảy ra trường hợp này.
- Do hư hỏng hệ thống treo: Dẫn tới nghiêng, vặn, xoắn, và rất ít khi xảy ra. 
Tóm lại, các truờng hợp sự cố hầu như do quá trình bảo quản, lắp đặt. 

4. Xếp hạng theo tiêu chí chế tạo và khả năng chịu ngắn mạch:
   Căn cứ vào toàn bộ các thông số chế tạo và test certificate (từ các trung tâm kiểm tra chất lượng của thế giới như KEMA, ASTA, TTA) thì có thể xếp hạng chất lượng các sản phẩm bán tại Việt nam như sau: LS Cable và Siemens đang dẫn đầu về chất lượng do chế tạo vỏ nhôm, và có giá trị dòng ngắn mạch cao. GE sx tại TQ có 2 lớp Mylar và vỏ nhôm theo sau. Schneider xếp sau nữa vì vỏ 4 mảnh, trong đó có 2 mảnh sắt. Siemens Việt nam trên GE TQ, vì Siemens Việt nam cuốn 3 lớp Mylar vào lõi cách điện, GE chỉ cuốn có 2 lớp. 

   Xét theo các sản phẩm chế tạo trên toàn cầu, hiện chỉ có 4 hãng có thanh dẫn chất lượng hàng đầu thế giới là :
     - GE SX tại Mỹ
     - LS Cable chế tạo tại HQ
     - Cutler Hammer (Eaton) chế tạo tại Mỹ
     - Siemens chế tạo tại Mỹ 
(ngắn mạch cũng lên tới 200kA cho dòng 4000A trở lên). Cutler Hammer không xuất khẩu sang Việt nam, mà chỉ bán tại các nước phát triển. 

Siemens và Schneider có thị phần thế giới cao hơn LS Cable và GE toàn cầu vì có thị trường châu Âu rộng lớn, có nhà máy tại Mỹ, và một số nước châu Á. 

Tóm lại dựa trên tất cả các tiêu chí về chế tạo, thị phần, có thể nói các hãng Siemens, Schneider, LS Cable, GE, Cutler Hammer rất xứng đáng là các thương hiệu toàn cầu.

Cập nhật: 

Nội dung các bài viết này đã được chúng tôi cập nhật lại: 365electricalvn.com

Bạn có thể Download phần mềm tài liệu về điện công nghiệp - tự động hóa tại mục Download (Tải về) của trang 365electricalvn.com


No comments:

Post a Comment